Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’
Ngày 7.1, du khách nước ngoài gửi thư cảm ơn Công an P.Phước Ninh (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) đã hỗ trợ tìm lại điện thoại bỏ quên trên xe dịch vụ.Trước đó, tối 5.1, ông Ron Tazhibi (quốc tịch Mỹ) đến Công an P.Phước Ninh trình báo về việc bỏ quên điện thoại di động trên ô tô.Theo du khách này, từ khoảng 20 giờ đến 20 giờ 30 ngày 5.1, ông gọi xe dịch vụ chở từ quán trên đường Nguyễn Văn Linh đến quán trên đường Bạch Đằng, P.Phước Ninh. Sau khi vào quán, ông phát hiện bỏ quên điện thoại trên xe. Nhân viên quán trên đường Bạch Đằng đã giúp đỡ du khách này đến Công an P.Phước Ninh để trình báo, sau đó ông Ron Tazhibi về lại khách sạn.Nhận thông tin, sáng 6.1, Công an P.Phước Ninh đã phân công 2 cán bộ, chiến sĩ xác minh vụ việc. Do du khách không nhớ loại xe, biển số xe nên lực lượng tìm kiếm khó khăn trong việc xác minh.Căn cứ định vị trên điện thoại, 2 cán bộ, chiến sĩ đã chở du khách Ron Tazhibi lần theo hướng di chuyển của ô tô từ P.Mỹ An (Q.Ngũ Hành Sơn) đến P.Thọ Quang (Q.Sơn Trà) thì tìm được ô tô chở khách tại chùa Linh Ứng (P.Thọ Quang).Qua làm việc với tài xế, công an phường hỗ trợ ông Ron Tazhibi nhận lại điện thoại. Du khách quốc tịch Mỹ này đã viết thư cảm ơn công an phường.Trước đó, sáng 1.1, cán bộ, chiến sĩ Trạm biên phòng cửa khẩu cảng Tiên Sa (Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng) nhặt được 1 chiếc ví, bên trong có tiền mặt và giấy tờ, thẻ ngân hàng, thẻ ID mang tên Jadon Harrington.Đơn vị đã xác minh thông tin và thông báo cho du khách Jadon Harrington (45 tuổi, quốc tịch Mỹ, tạm trú tại căn hộ ở Khuê Mỹ Đông 4, P.Khuê Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng).Chiều cùng ngày, anh Jadon Harrington đã đến Trạm biên phòng cửa khẩu cảng Tiên Sa để nhận lại tài sản. Anh Jadon Harrington cho biết: "Các giấy tờ tùy thân này rất quan trọng với tôi, nếu thất lạc sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để làm lại. Tôi thực sự xúc động và cảm ơn Trạm biên phòng cửa khẩu cảng Tiên Sa đã giúp tôi tìm lại tài sản".Ngày 24.10.2024, trung tá quân nhân chuyên nghiệp Ngô Thiên Phan (nhân viên Trạm kiểm soát biên phòng công trình 15, Đồn biên phòng Sơn Trà) khi tuần tra tại khu vực bán đảo Sơn Trà cũng nhặt được một chiếc ví trên đường Hoàng Sa.Bên trong ví có tiền cùng nhiều giấy tờ tùy thân, thẻ ATM mang tên Stroobants (28 tuổi, quốc tịch Bỉ). Anh Ngô Thiên Phan đã tìm kiếm, liên hệ du khách này để trả lại tài sản.Công tác xã hội - một nghề nhân văn, đáng để tự hào
Hãng AFP ngày 27.1 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho rằng khó có khả năng virus SARS-CoV-2 xuất phát từ một phòng thí nghiệm.Bà Mao nói: "Kết luận rằng việc rò rỉ từ phòng thí nghiệm là cực kỳ khó xảy ra đã được nhóm chuyên gia Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới đưa ra dựa trên các chuyến thăm thực tế đến các phòng thí nghiệm có liên quan ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc)".Phát ngôn viên này khẳng định kết luận này "đã được cộng đồng quốc tế và cộng đồng khoa học công nhận rộng rãi".Tuần trước, Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đưa ra bản đánh giá mới, trong đó các chuyên gia phân tích thiên về giả thuyết virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm.Trong các năm qua, CIA cho biết chưa có đủ thông tin để kết luận đại dịch Covid-19 có nguồn gốc tự nhiên từ một chợ nông sản ở Vũ Hán (Trung Quốc), hay tình cờ bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở đó.Sự thay đổi mới nhất dựa trên "cơ quan báo cáo có sẵn", dù lý thuyết nào trong số đó cũng có thể xảy ra, một phát ngôn viên của CIA cho biết.Tháng trước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi Trung Quốc cung cấp thêm dữ liệu để hiểu về nguồn gốc bệnh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh sau đó khẳng định nước này đã chia sẻ thông tin về Covid-19 mà "không hề giữ lại điều gì".Trong phát biểu ngày 27.1, phát ngôn viên này kêu gọi Mỹ "dừng chính trị hóa và lợi dụng vấn đề truy xuất nguồn gốc", đồng thời kêu gọi Mỹ "ngừng bôi nhọ và đổ lỗi cho các quốc gia khác, (và) nên phản hồi những lo ngại chính đáng của cộng đồng quốc tế càng sớm càng tốt".Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật cho biết các dịch bệnh Covid-19, cúm A và virus hợp bào hô hấp (RSV) đều tăng kể từ tháng 11.2023.Trong tuần lễ từ 12-18.1, có khoảng 1/4 các ca xét nghiệm cúm A, 8,8% các ca xét nghiệm RSV và 6,2% các ca xét nghiệm Covid-19 có kết quả dương tính. Về norovirus, trong tuần lễ kết thúc ngày 4.1, gần 28% các xét nghiệm này có kết quả dương tính. Norovirus là virus đường ruột rất dễ lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị bệnh, gây nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng.
Cơ hội tái cấu trúc kinh tế khu vực
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 1.3, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.Ông Nguyễn Ngọc Cảnh sinh ngày 14.1.1972; quê quán: xã Văn Môn, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.Từ năm 2003 - 2012, ông Cảnh là Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính).Từ năm 2012 đến tháng 8.2020, ông Cảnh công tác tại Ngân hàng Nhà nước và trải qua nhiều vị trí như Trợ lý Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối. Ông Cảnh giữ chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ tháng 8.2020 đến nay.Với việc bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Cảnh, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước hiện nay gồm Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và 6 Phó thống đốc là các ông: Đào Minh Tú, Đoàn Thái Sơn, Phạm Tiến Dũng, Phạm Thanh Hà, Phạm Quang Dũng và Nguyễn Ngọc Cảnh.Ngày 24.2, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.3Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước gồm: Vụ Chính sách tiền tệ; Vụ Thanh toán; Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tài chính - Kế toán; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Thanh tra Ngân hàng Nhà nước; Sở Giao dịch; Cục Công nghệ thông tin; Cục Phát hành và kho quỹ; Cục Quản lý ngoại hối; Cục Phòng, chống rửa tiền; Cục Quản lý, giám sát tổ chức tín dụng; Cục An toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại các khu vực (Ngân hàng Nhà nước khu vực); Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam; Thời báo Ngân hàng.
HLV Huỳnh Quốc Anh là câu chuyện về cầu thủ tài năng, đứng lên từ những sai lầm bồng bột tuổi trẻ trong "đại án Bacolod" ở SEA Games 2005, trở lại mạnh mẽ và làm lại sự nghiệp với đỉnh cao là danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam 2012 khi giúp CLB Đà Nẵng vô địch V-League và Siêu cúp Việt Nam 2012.Sau khi treo giày, "cu Tí" theo nghiệp gõ đầu trẻ ở các đội nhí U.15 và U.17 Đà Nẵng, trước khi chuyển sang Quảng Nam làm trợ lý cho HLV Văn Sỹ Sơn.Mùa bóng này, Quốc Anh chấp nhận rời vùng an toàn, nhận lời mời của người đồng đội cũ ở đội tuyển quốc gia, quyết định Nam tiến đến TP.Đồng Xoài làm "phó tướng" cho HLV Nguyễn Anh Đức.Sau khi HLV Nguyễn Anh Đức quyết định rút lui khỏi chiếc ghế thuyền trưởng CLB Bình Phước vì tự nhận "chưa hoàn thành nhiệm vụ", lãnh đạo đội bóng có biệt danh "Chiến binh xanh" đã vận động Quốc Anh tiếp tục ở lại.Thậm chí, bầu Sơn đã tin tưởng trao vai trò tạm quyền cho cựu Quả bóng vàng Việt Nam 2012, thay vì những trợ lý Nhật Bản như Ohara Kazunori hay Ueno Nobuhiro.Thuận lợi của Quốc Anh là anh hiểu biết rõ và có tiếng nói với những cầu thủ nội trong đội bóng như Tấn Trường, Tuấn Tài, Thanh Bình, Ngọc Đức… Đặc biệt, anh có sức ảnh hưởng lớn đến nhạc trưởng Hoàng Minh Tâm vốn là người Đà Nẵng và từng đeo băng thủ quân đội bóng sông Hàn, hay cựu cầu thủ CLB Quảng Nam Huỳnh Tấn Sinh.Sau trận hòa 2-2 giữa CLB Bình Phước và PVF-CAND ở vòng đấu trước, 2 đội bóng giàu tham vọng này đang tạm so kè quyết liệt nhau ở vị trí nhì bảng với cùng 21 điểm. Mọi chuyện đều có thể xảy ra trong 10 vòng đấu còn lại của mùa giải.Do vậy, việc bầu Sơn bổ nhiệm Huỳnh Quốc Anh vào vai trò HLV trưởng tạm quyền được kỳ vọng sẽ giữ được sự ổn định cho đội bóng, hướng đến 3 điểm trong cuộc hành quân đến Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 8.3 tới.Được biết, CLB Bình Phước đang cân nhắc kỹ càng để tìm ra "chiến tướng" phù hợp cho giai đoạn sắp tới, với hàng loạt ứng cử viên sáng giá như Lê Huỳnh Đức, Trương Việt Hoàng, Phan Thanh Hùng, Võ Đình Tân...Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Cơ hội tốt cho người yêu thích 3 môn phối hợp ở Việt Nam
Ông Tunku Ismail Idris, cũng là chủ sở hữu đội bóng Johor Darul Ta'zim nổi tiếng nhất Malaysia, từng có thời gian ngắn làm Chủ tịch FAM từ năm 2017 đến 2018, trước khi nhường chỗ cho vị chủ tịch hiện nay ông Hamidin Mohd Amin.Sau khi AFF Cup 2024 kết thúc, chứng kiến đội tuyển Malaysia sớm bị loại ngay vòng bảng, ông Tunku Ismail Idris đăng thông điệp trên tài khoản cá nhân mạng xã hội X tuyên bố: "Chúng tôi đã xác định được 6-7 cầu thủ ngoại chất lượng, sẵn sàng bổ sung cho đội tuyển Malaysia thi đấu ngay tháng 3 tới đây tại vòng loại Asian Cup 2027. Hy vọng rằng chính phủ Malaysia có thể hỗ trợ trong quá trình nhập tịch cho số cầu thủ này. Đội tuyển Malaysia phải bắt đầu chiến dịch vòng loại với các kết quả tích cực".FAM và đội tuyển Malaysia hiện cũng có một loạt động thái mới để nâng cấp hiệu suất quản lý và thi đấu. Cụ thể, FAM bổ nhiệm một nhân vật mới từ Canada, ông Rob Friend, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý bóng đá làm Tổng giám đốc điều hành đội tuyển. Đội tuyển Malaysia hiện cũng có HLV mới là ông Peter Cklamovski từ Úc, làm việc cùng Giám đốc kỹ thuật Scott O'Donnell, đồng hương với nhà cầm quân này.Trong khi đó, sau thông điệp của ông Tunku Ismail Idris, giới chức bóng đá Malaysia đang nghiêng về khả năng ủng hộ đội tuyển nước này cần bổ sung gấp các cầu thủ ngoại nhập tịch để nâng cao khả năng thi đấu và giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027. Do việc đào tạo cầu thủ trẻ đến nay được xem là thất bại, vì có rất ít cầu thủ được bổ sung lên đội tuyển đạt chất lượng như mong muốn."Việc nhập tịch cầu thủ sẽ không xung đột với lợi ích đào tạo cầu thủ trẻ của bóng đá Malaysia. Đào tạo cầu thủ trẻ là trách nhiệm của các CLB, không phải của FAM. Những gì FAM và MFL (Malaysia Super League) cần làm để bóng đá trẻ Malaysia phát triển hơn, đó là tạo ra các giải đấu cạnh tranh. Các CLB cần có nền tảng phù hợp để đào tạo cầu thủ trẻ. Việc chúng ta chưa làm được, chỉ nên tự trách mình, không thể đổ hết lỗi cho FAM", ông Tunku Ismail Idris nhấn mạnh khi trả lời một người dùng mạng xã hội X cho rằng, FAM đã chi hàng triệu USD đào tạo cầu thủ trẻ nhưng thất bại.Trả lời phỏng vấn trên tờ New Straits Times ngày 12.1, cầu thủ Safawi Rasid của đội tuyển Malaysia, đang khoác áo đội Terengganu FC, cho biết: "Nếu đội tuyển tiếp tục bổ sung thêm cầu thủ ngoại nhập tịch hoặc cầu thủ có gốc gác, hoàn toàn không gây xung đột. Tôi tin, các cầu thủ trẻ và trong nước, sẽ xem đây là sự cạnh tranh lành mạnh. Bạn bắt buộc phải luôn tiến bộ, chứng minh mọi khả năng của mình. HLV mới là người quyết định sẽ chọn ai vào đội tuyển".Sự kiện đội tuyển Malaysia quay lại chiến lược nhập tịch cầu thủ ngoại là vì thành tích quá yếu kém tại AFF Cup 2024 vừa qua. Trước đó, chiến lược này bị chỉ trích dữ dội khi "Những chú hổ Mã Lai" dù giành quyền dự Asian Cup 2023 nhưng sớm bị loại ở vòng bảng.Tại vòng loại Asian Cup 2027, đội tuyển Malaysia nằm cùng bảng F với đội tuyển Việt Nam, còn có 2 đội Nepal và Lào. Chỉ có đội đầu bảng mới giành vé vào vòng chung kết. Do đó, bảng này đội Malaysia gần như sẽ quyết đấu với đội Việt Nam, do đội Nepal và Lào được xem rất yếu khó lòng cạnh tranh. Nếu kịp nhập tịch các cầu thủ ngoại, trong đó có một số cầu thủ thi đấu lâu năm cho CLB Johor Darul Ta'zim do ông Tunku Ismail Idris làm chủ, chắc chắn đội tuyển Malaysia sẽ rất khác trong tháng 3 tới đây khi vòng loại khởi tranh.